Tại sao làn da dầu vẫn rất cần dưỡng ẩm?
Shop Dược Mỹ Phẩm
Th 4 08/11/2017
Tại sao làn da dầu vẫn rất cần dưỡng ẩm?
Mọi loại da đều cần dưỡng ẩm suốt 4 mùa trong năm, đặc biệt là da dầu và hỗn hợp thiên dầu. Thoạt nghe điều này có vẻ vô lý, bởi nhiều người quan niệm rằng da dầu thì luôn trong tình trạng dư thừa và “màu mỡ”, thế nên cũng không cần phải dưỡng ẩm thường xuyên? Tuy nhiên sự thật lại hoàn toàn không như bạn nghĩ, có rất nhiều lí do khiến chúng ta không thể bỏ qua bước chăm sóc quan trọng này. Hãy cùng PiCare tìm hiểu thêm vì sao nhé!
#1. Đặc điểm của da dầu
Da dầu là loại da thiếu nước
Đây là một loại da khá phổ biến ở Việt Nam, đặc điểm nhận biết của loại da này là vùng chữ T và 2 bên má tiết ra khá nhiều dầu, bề mặt da luôn bóng nhẫy và có cảm giác nhờn dính khi chạm vào. Hiện tượng này là do tuyến bã nhờn dưới da hoạt động mạnh mẽ khi nhận thấy tín hiệu thiếu ẩm từ da, đặc biệt là thiếu nước. Thế nên da “ra sức” bài tiết dầu để giữ ẩm, tạo thành giọt dạng mỡ và đào thải qua lỗ chân lông.
Đặc điểm nhận biết của da dầu là vùng chữ T và 2 bên má tiết khá nhiều dầu. (Nguồn ảnh: Internet)
Và việc mất cân bằng độ ẩm này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: sinh lý (nhất là ở tuổi dậy thì, da thường tiết rất nhiều dầu), tâm lý (bị áp lực trong công việc, học hành…), chế độ sinh hoạt, ăn uống không điều độ (thức khuya, ăn nhiều đồ ngọt, thức ăn dầu mỡ…).
Ưu và khuyết điểm của da dầu
Người sở hữu làn da dầu thường gặp rất nhiều phiền toái bởi khuôn mặt luôn có cảm giác nặng nề, bề mặt da kém mịn màng, đi kèm với lỗ chân lông to, dễ bị các thể loại mụn tấn công, đặc biệt là gây khó khăn trong việc trang điểm và cần phải làm sạch rất cẩn thận.
Tuy nhiên, bên cạnh những khuyết điểm dễ nhận thấy, da dầu vẫn chứa đựng những ưu điểm bất ngờ. Nhờ lớp nhờn có khả năng bảo vệ nên nó chống chọi tốt với sự hình thành nếp nhăn, tốc độ lão hóa da cũng chậm hơn so với các loại da khác. Lớp dầu này cũng giúp da tránh được sự khô nẻ, căng rát trong thời tiết hanh khô, nhất là vào mùa đông. Chính vì thế, đừng lo lắng khi sở hữu một làn da dầu mà tất cả những gì bạn cần chỉ là chế độ chăm sóc hợp lý và khoa học.
2. Điều tiết dầu thừa cho da
a. Tăng cường cấp ẩm cho da dầu
Muốn điều tiết dầu thừa cho da, điều quan trọng nhất là phải cấp ẩm cho da đầy đủ. Trên thực tế, chính vì da bị thiếu nước nên tuyến bã nhờn bị kích thích tiết nhiều dầu hơn để bù vào độ ẩm đã mất đó. Do vậy, khi được cung cấp nước đầy đủ, dầu nhờn của bạn có thể được hạn chế phần nào.
Mặt khác, những bạn da nhờn thường có xu hướng cố tẩy sạch lượng dầu trên da để làm sạch lỗ chân lông và thông thoáng gương mặt. Tuy nhiên, càng “chà sát” kỹ, độ ẩm tự nhiên bên trong càng dễ bị thoát hơi và da bị thiếu nước trầm trọng. Nếu bạn muốn giữ lại lượng nước này thì bổ sung dưỡng ẩm là việc cần phải làm ngay bất kể khi thời tiết và hoàn cảnh nào.
Một số sản phẩm cấp ẩm cho da dầu, giúp điều tiết bã nhờn mà không gây bí da. (Nguồn ảnh: Internet)
Vậy phải cấp ẩm cho da dầu bằng cách nào?
Do da nhờn thường xuyên tiết ra lượng dầu vượt mức, nên nếu sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm đậm đặc, giàu dưỡng chất (nhiều oil) có thể làm lỗ chân lông bị bít, vi khuẩn và bụi bẩn dễ bám vào, tạo điều kiện cho mụn hình thành và phát triển dữ dội hơn.
Chính vì thế, những người sở hữu làn da dầu nên sử dụng các sản phẩm có chứa chất cấp ẩm (humectants) như Glycerin, Hyaluronic Acid, Acid Lactic, Sodium Hyaluronate, Sorbitol, Panthenol, Butylene Glycol… Những sản phẩm dưỡng ẩm dạng gel nhẹ nhàng, Kem dưỡng da ban đêm dành cho da mụn Eucerin Dermo Purifyer Active Night Care là những gợi ý lí tưởng để tăng cường lượng nước trong da, giúp cân bằng độ ẩm và điều tiết bã nhờn hiệu quả.
Ngoài việc cấp nước bên ngoài thì cấp nước bên trong cũng là một bước dưỡng ẩm quan trọng. Uống 1,5-2 lít nước (nước lọc, nước hoa quả, trà xanh…) mỗi ngày là bí quyết đơn giản nhất để làn da luôn đủ nước và ẩm mượt.
b. Sử dụng sản phẩm kiềm dầu
Ngoài việc dưỡng ẩm đầy đủ cho da, sử dụng các sản phẩm kiềm dầu là cũng là một phần không thể thiếu trong quy trình chăm sóc da nhờn. Kiềm dầu ở đây là là hạn chế lượng dầu thừa không cần thiết trên bề mặt da, chứ không phải triệt tiêu hoàn toàn dầu, vì như đã nói, lớp dầu trên bề mặt da cũng đóng một vai trò rất quan trọng.
Những sản phẩm có công thức kiềm dầu như Sébium của Bioderma, Skin balancing của Paula’s Choice cũng rất được ưa chuộng hiện nay.
3. Một số lưu ý dành riêng cho da dầu
• Giấy thấm dầu: Bạn có thể dùng giấy thấm dầu để thấm bớt dầu thừa vào giữa buổi, nhưng đừng nên lạm dụng vì nó sẽ làm da bị mất cân bằng độ ẩm, càng tiết ra nhiều dầu hơn.
• Rửa mặt: Không nên rửa mặt quá nhiều lần, bạn chỉ nên dùng sữa rửa mặt vào 2 lần sáng-tối với sữa rửa mặt có độ pH trung bình.
• Nên bổ sung thêm tẩy tế bào chết và vật lý để da tái tạo và làm sạch tốt hơn là việc “chà rửa” quá mạnh.
• Sản phẩm dưỡng da: nên chọn sản phẩm không chứa dầu “oil free”, dạng gel mỏng nhẹ để tránh làm bí bít và nặng da.
• Nên tập thể dục: Bài tiết mồ hôi sẽ là cơ chế vô cùng hữu hiệu để thải độc qua lỗ chân lông, đồng thời tăng cường tuần hoàn máu cho da.
• Uống nhiều nước, hạn chế ăn ăn ngọt, dầu mỡ, cay nóng sẽ làm giảm đáng kể lượng dầu thừa.
Không nên lạm dụng giấy thấm dầu vì nó sẽ làm mất đi độ ẩm trên bề mặt da, kích thích tuyễn bã nhờn hoạt động mạnh hơn. (Nguồn ảnh: Internet)
Một làn da dầu đủ ẩm không những không gây ra bất kì phiền toái nào cho bạn, thậm chí nếu chăm sóc khoa học, da dầu hoàn toàn có thể trở thành một làn da đẹp, so với những làn da khác còn có nhiều lợi thế hơn. Hãy áp dụng những bí quyết chăm sóc da dầu mà PICARE gợi ý phía trên để có thể chung sống một cách “hòa bình” với nó nhé.
http://shopduocmypham.com/collections/eucerin/products/kem-duong-am-can-bang-dau-cho-da-mun-active-night-eucerin